Tính chất địa phương Phương ngữ Thanh Hóa

Tiếng địa phương Thanh Hóa được coi là "một thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ", vừa có yếu tố giống phương ngữ Trung, lại vừa có yếu tố giống phương ngữ Bắc. Một số tác giả còn cho rằng tiếng Thanh Hóa là "nguồn cội", "điểm xuất phát" của phương ngữ Nam Trung Bộ gắn với quá trình mở cõi vào Nam của chúa Nguyễn... Phương ngữ Thanh Hóa còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt[10].

Về địa lý, Thanh Hóa được đóng khung bởi ba bề núi, một mặt biển. Tính ổn định về lịch sử, địa lý và tính bền vững của cư dân bản địa người Việt Cửu Chân (xuất hiện từ thời Hùng Vương và có thể xa xưa hơn nữa) là cơ sở để hình thành một kiểu lời ăn tiếng nói giàu sắc thái thổ âm - thổ ngữ Thanh Hóa[9].

Ngoài đặc trưng về thanh điệu (dấu hỏi và dấu ngã), trong phương ngữ Thanh Hóa có một số vần[2] và phụ âm đầu[11] không thấy xuất hiện ở các phương ngữ khác.

Có những thành ngữ, tục ngữ, ca dao in dậm dấu vết thổ âm - thổ ngữ xứ Thanh, đã góp phần làm giàu có thêm kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam[9]:

Đã mất lả (lửa) lại mất cả trua (tro).Thuốc đắng đã tật (đã là khỏi, không phải "dã").

Dân ca Thanh Hóa sử dụng nhiều từ địa phương[12]

Có lòng xin giã ơn lòngXa xôi cách lế đèo bòng mần răng?

[12]:

Hăn chừ cho nếp hoe vàngCho anh cùng nàng đi lắt về rang

Trong dân ca Thanh Hóa còn có hiện tượng dùng song song cả từ địa phương và từ toàn dân[13]:

Cái gì ngái lại nên ngưn?Cái gì rất gần mà lại nên xa?

Hay[14]:

Mình về ngoài ấy mau vôCho anh sắm sửa cau khô để dành

Dân ca Đông Anh (huyện Đông Sơn) có câu: Ba bốn o có bợm cùng chăng... nếu thay o bằng cô, bợm bằng bạn thì mất nét đặc sắc của dân ca Thanh Hóa.

Trong trò Trống mõ, một trò diễn cũng thuộc dân ca Đông Anh có câu hát[15]:

…Vắng giàn thiên lý, ta chơi tạm nhụy đào tầm tơn

Theo quy luật biến đổi âm cuối của phương ngữ Thanh Hóa, từ tầm tơn ở đây tương ứng với tầm tơi, chính là mùng tơi của tiếng Việt phổ thông. Tuy nhiên, do không nắm được quy luật này mà người viết sách đã chú giải rằng tầm tơn là do đọc chệch từ tầm tơ mà thành.

Hay trong điệu múa Ngô quốc của trò Xuân Phả (huyện Thọ Xuân) có câu hát[16]:

…Trồng chuối nay chuối lổ tiêu tàu

Từ lổ trong phương ngữ Thanh Hóa chính là trổ (chuối trổ buồng), không phải là lỗ trong lỗ lãi.

Sách Thanh Hóa quan phong cũng ghi nhận một số thổ âm Thanh Hóa như chắc (=nhau):

Bò đen húc lộn bò vàng,Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.

[17]

Văn học hiện đại cũng có nhiều trường hợp đặc sắc, như bài thơ "Nhớ" của Hồng Nguyên viết những năm đầu kháng chiến chống Pháp:

Đằng nớ vợ chưa?Đằng nớ?Tớ còn chờ độc lậpCả lũ cười vang bên ruộng bắpnhìn o thôn nữ cuối nương dâu…Đồng chí mô nhớ nữaKể chuyện Bình Trị ThiênCho bầy tôi nghe víBếp lửa rung rung đôi vai đồng chí- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổĐồng bào ta phải kháng chiến ra ri…Chúng tôi đi nhớ mãi câu niDân chúng cầm tay lắc lắcĐộc lập nhớ rẽ viền chơi với chắc!

Trong một số ngữ cảnh, trên sách báo cũng xuất hiện các từ thuộc phương ngữ Thanh Hóa nói riêng và phương ngữ nói chung. Một thống kê thực hiện trong những năm 1980 cho biết trên sách vởbáo chí xuất bản ở Thanh Hóa, cứ 6,4 trang (mỗi trang gồm 350 tiếng) thì có một từ địa phương xuất hiện, so với 4,4 trang ở Nghệ Tĩnh và 8,3 trang ở Vĩnh Phú [18].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phương ngữ Thanh Hóa http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenHuu... http://www.vjol.info/index.php/NNDS/article/view/1... http://ngonngu.net/index.php?p=313 http://www.vienvhnn.net/index.php/nghien-cuu-ngon-... http://baoquangnam.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/201... http://baothanhhoa.vn/news/47037.bth http://baothanhhoa.vn/news/68737.bth http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsd... http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_cont... http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC...